Phan Thiết thực hiện việc giám sát, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
Nhằm
tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm,
đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đang sản
xuất, kinh doanh và lưu thông trên thị trường trên địa bàn thành phố, giảm thiểu
tác hại do thực phẩm không đảm bảo an toàn gây ra, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm,
bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm
trên địa bàn thành phố. Đồng thời, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý đối với
những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn thực
phẩm và cảnh báo đến người tiêu dùng.
Ngày
25/6/2024, UBND thành phố Phan Thiết đã ban hành Kế hoạch số 4089/KH-UBND về
giám sát, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên
địa bàn thành phố. Trong đó, sẽ tập trung đánh giá nhóm thực phẩm có nguy cơ
cao như: Thịt và sản phẩm thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, trứng và sản phẩm
trứng, sữa và sản phẩm sữa, nước đá dùng liền, nước uống đóng chai đang sản xuất,
kinh doanh và lưu thông trên thị trường. Đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm được
bày bán, kinh doanh, phục vụ ăn uống trong các khu du lịch, lễ hội, các bếp ăn
tập thể trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố, các hàng, quán trước
các khu công nghiệp, trường học và bệnh viện. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu
ô nhiễm thực phẩm theo các quy chuẩn kỹ thuật và các quy định về an toàn thực
phẩm hiện hành và đề ra các giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý về an
toàn thực phẩm nhằm cảnh báo, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm xảy ra, nâng cao nhận
thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm trong
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm
Thời
gian thực hiện trong Quý III năm 2024 trên phạm vi toàn thành phố. Trong đó, tập
trung giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch
vụ ăn uống trên địa bàn thành phố. Ưu tiên các sản phẩm, nhóm thực phẩm có nguy
cơ cao, bày bán, kinh doanh, phục vụ trong các khu du lịch, lễ hội, các bếp ăn
tập thể trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố, các hàng, quán trước
các khu công nghiệp, trường học và bệnh viện.
UBND
thành phố đã giao cho các ngành chức năng tham mưu UBND thành phố
thành lập 01 đoàn lấy mẫu giám sát, đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Tổng hợp kết quả, đánh giá
các chỉ tiêu, mối nguy an toàn thực phẩm, nguy cơ mất an toàn thực phẩm, từ đó
triển khai các biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố. Thông
báo kết quả mẫu giám sát đánh giá nguy cơ không đạt đến cơ quan quản lý theo
phân công, phân cấp để tiến hành kiểm tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
gây mất an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng theo quy định.Thông tin cảnh
báo kết quả giám sát đối với các mẫu không đạt để nâng cao ý thức của cộng đồng,
giảm bớt mối nguy mất an toàn thực phẩm. Phối hợp tiến hành hoạt động kiểm tra,
hậu kiểm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có mẫu thức ăn không đạt
theo phân công quản lý. Đồng thời, chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành điều
tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm
gây ngộ độc thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Cùng
với đó, UBND thành phố cũng yêu cầu UBND các phường, xã triển khai các biện
pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ mất an toàn thực phẩm, phòng
chống ngộ độc thực phẩm theo phân cấp quản lý, phù hợp với tình hình thực tế tại
địa phương và phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Y tế thành phố và
các cơ quan liên quan tổ chức tốt công tác giám sát, phân tích nguy cơ an toàn
thực phẩm; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo sự cố mất an toàn thực
phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không đảm bảo an
toàn thuộc lĩnh vực phân công, quản lý theo quy định.