Ngày 06/8/2024, UBND TP. Phan Thiết có công văn về việc
tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè nam 2024.
Theo đó, Trung tâm Y tế thành phố phối hợp Văn phòng
HĐND và UBND thành phố theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn
thành phố để kịp thời tham mưu, đề xuất về UBND thành phố theo dõi, chỉ đạo;
tham mưu tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát việc triển khai
thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. tăng cường
giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và
các cơ sở y tế; thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng
phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây
bệnh. Triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình
tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm
vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi; vận
động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch và khuyến
khích việc tiêm vắc xin phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai. Đảm bảo tổ chức tốt
thu dung, cách ly, điều trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp
biến chứng nặng, tử vong; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân, các
biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa
bệnh và cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về các biện pháp phòng lây nhiễm
cho bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức
khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh
hoạt, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè như: Đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi; phát động chiến dịch vệ sinh trường,
rửa tay bằng xà phòng; tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động
dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để
diệt lăng quăng/ bọ gậy” tại hộ gia đình; thực hiện thông thoáng nơi ở, nơi làm
việc và khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được
khám và điều trị kịp thời..., xây dựng các sản phẩm, thông điệp truyền thông về
các biện pháp phòng bệnh phù hợp và tổ chức bằng nhiều hình thức như họp tổ dân
phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo
chí, truyền hình. Rà soát, đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần, thuốc, thiết bị y
tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ. Tham gia tập
huấn, đào tạo nâng cao năng lực trong giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh,
tác nhân gây bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cấp
cứu, hồi sức tích cực và chăm sóc người mắc bệnh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với ngành
Y tế hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại
các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ; thực hiện tốt
truyền thông học đường về phòng, chống dịch và tiêm vắc xin phòng bệnh và công
tác y tế trường học để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc
bệnh.
Phòng Kinh tế thành phố tăng cường công tác phối hợp
giữa ngành y tế, ngành nông nghiệp và các địa phương để triển khai các giải
pháp phòng, chống bệnh dại và các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Phan Thiết vừa triển khai đợt tiêm vắc xin miễn phí
phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo
UBND các phường, xã huy động các ban, ngành, đoàn thể,
tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương phối hợp với ngành y tế chủ động triển
khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, nhất là các bệnh truyền
nhiễm thường xảy ra trong giai đoạn mùa hè; phối hợp các ngành liên quan triển
khai phòng, chống bệnh dại và các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Thanh Minh