Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Xã Tiến Lợi là xã vùng ven, nằm ở vị
trí cửa ngõ phía Tây nam của thành phố Phan Thiết, có diện tích tự nhiên 588,95
ha, tọa độ địa lý từ 10054’29” đến 10056’33” vĩ độ Bắc và
từ 108034’17” đến 108035’54” kinh độ Đông.
Tứ cận của xã
như sau: Phía Bắc giáp với xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết) và xã Hàm Hiệp
(huyện Hàm Thuận Bắc); Phía
Đông và Đông Nam giáp với phường Phú Tài, phường Đức Long ( thành phố Phan
Thiết); Phía Nam giáp với xã Tiến Thành (thành phố Phan Thiết); Phía Tây giáp
với xã Hàm Mỹ (huyện Hàm Thuận Nam).
Địa bàn xã cách trung tâm thành phố Phan Thiết
khoảng 4 km, có tuyến tránh Quốc lộ 1A và đường Trần Quý Cáp tạo điều kiện
thuận lợi cho xã có thể mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội.
Diện tích tự nhiên: xã Tiến Lợi có diện tích
tự nhiên là 588.95 ha. Toàn xã có 2.174 hộ/9.233 khẩu, được chia thành 5
thôn (Tiến Hiệp, Tiến Phú, Tiến Thạnh, Tiến Hưng, Tiến Hòa) với 45 tổ Nhân dân
tự quản. Nhân dân xã Tiến Lợi chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp (trồng
trọt và chăn nuôi) một số ít là lao động phổ thông, buôn bán nhỏ, làm các dịch
vụ, và một số là cán bộ, viên chức nhà nước.
Tiến
Lợi là một trong bốn xã thuộc thành phố Phan Thiết thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở Đề án xây dựng nông thôn mới
của xã Tiến Lợi được UBND thành phố Phan Thiết phê duyệt tại Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 05/11/2012. Trong
những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của UBND xã nên kinh
tế địa phương có nhiều bước tăng trưởng, đời sống nhân dân từng bước ổn định và
cải thiện rõ rệt. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư nâng cấp, nhất là hệ
thống trường học, Trạm Y tế được đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn; đường
giao thông nông thôn bên trong khu dân cư được đầu tư cứng hóa (bê tông) nên bộ
mặt nông thôn có nhiều thay đổi, khang trang, sạch đẹp; tình hình kinh tế - xã
hội đã có nhiều chuyển biến rõ nét, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho phát
triển kinh tế - xã hội đã được huy động đầu tư đúng mức, đáp ứng nhu cầu thiết
yếu cho nhân dân trên địa bàn xã, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất, thương mại và dịch vụ bền vững. Cuộc sống người dân dần được
cải thiện và nâng cao.