Đề án 939 là tên gọi tắt của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi
nghiệp” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 939 ngày 30/6/2017. Đề án tập
trung vào 3 nhiệm vụ chính là tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức; hỗ trợ
phụ nữ đổi mới sáng tạo phát triển kinh doanh và khởi nghiệp; nghiên cứu, đề xuất
chính sách, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách luật pháp hỗ trợ phụ nữ
khởi nghiệp. Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” không chỉ tạo
cơ hội cho phụ nữ phát triển sự nghiệp, mà còn góp phần thực hiện chiến lược quốc
gia về bình đẳng giới.
Bám sát Kế hoạch số 4163 ngày 01/10/2018 của UBND tỉnh
Bình Thuận và Kế hoạch số 13051 ngày 28/11/2018 của UBND thành phố về triển
khai thực hiện Quyết định số 939 của Chính phủ , Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
đã cụ thể hóa thành các kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo, hướng
dẫn Hội phụ nữ các phường, xã cùng triển khai tuyên truyền, thực hiện Đề án 939
ở địa phương.
Từ 2018 - 2022, qua khảo sát nhu cầu khởi nghiệp hàng
năm, có 270 ý tưởng đăng ký khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh, trong đó 25 chị là
chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và 126 hội viên, phụ nữ. Qua đó, Hội đã tổ
chức 03 lớp tập huấn Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp cho 131 chị là cán bộ, hội
viên của mình trên địa bàn thành phố. Đồng thời, còn có 110 lượt chị tham gia
các lớp tập huấn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh.
Với chủ đề “Ngày phụ nữ khởi nghiệp”, Hội Phụ nữ thành
phố đã tổ chức 3 hội thi, đã có 22 ý tưởng tham gia hội thi khởi nghiệp cấp
thành phố và có 05 ý tưởng được chọn tham gia cấp tỉnh, kết quả đạt 01 giải
nhì, 01 giải ba, 03 giải khuyến khích. Cũng trong quá trình này, ý tưởng khởi
nghiệp của chị Lưu Thị Xuân An với sản
phẩm Đông trùng hạ thảo Lưu An có tính khả thi đã đạt giải cao tại “Ngày phụ nữ
khởi nghiệp” cấp tỉnh được Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vận động Tổ
chức Phát triển Hà Lan (SNV) hỗ trợ kinh phí để hiện thực hóa ý tưởng với số tiền
gần 15 triệu đồng (năm 2019) và tham dự hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện
Đề án 939 của dự án Flow/Eowe cấp Trung ương (năm 2020); và trong năm 2022 sản
phẩm Đông trùng hạ thảo Lưu An được vinh danh Top 50 thương hiệu nổi tiếng hàng
đầu Việt Nam. Tham gia Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận
năm 2020-2021”, sản phẩm tương thanh long của chị Hồ Thị Bạch Hoàng, phường Đức
Nghĩa cũ- đạt giải nhất; sản phẩm của chị Lưu Thị Xuân An đạt giải ba (năm
2021).
Với chỉ tiêu đề ra khi triển khai Đề án từ 2018 - 2022
là giúp 50 chị khởi nghiệp nhưng đến thời điểm cuối giai đoạn, năm 2022 đã giúp
cho 78 chị khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh như sản phẩm Đông trùng hạ thảo, trồng
rau sạch, may quần áo, buôn bán hải sản, mỹ phẩm, thêu tranh, chăn nuôi…với tổng
số vốn 2 tỉ 890 triệu đồng, vượt 156%.
Riêng trong năm 2024, được UBND thành phố cấp kinh phí
thực hiện Đề án là 19,5 triệu đồng. Đã có 64 ý tưởng tham gia khởi nghiệp, khởi
sự kinh doanh, qua đó đã có 06 ý tưởng khởi nghiệp khả thi được hội đồng thẩm định
chọn tham gia viết kế hoạch kinh doanh để tham gia Cuộc thi “Ngày Phụ nữ khởi
nghiệp” cấp thành phố năm 2024. Sau đó, có 05 ý tưởng được tham gia “Ngày Phụ nữ
khởi nghiệp” cấp tỉnh, trong đó có 02 thí sinh tham gia thuyết trình. Kết quả
có 01 ý tưởng đạt giải nhất (là Mỹ phẩm sản xuất từ vỏ thanh long của chị Đoàn
Thị Kiều Vân ở phường Phú Tài) và 01 ý tưởng đạt giải ba (với Hiệu sách
Mevakids của chị Hoàng Trúc Vy ở phường
Xuân An).
Thông qua hoạt động này đã vận động tổ chức, cá nhân
tham gia Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận lần thứ II năm
2022 - 2024”, có 03 Dự án đăng ký tham gia Cuộc thi. Kết quả, “Dự án Mỹ phẩm sản
xuất từ vỏ thanh long” của chị Đoàn Thị Kiều Vân giám đốc Công ty TNHH mỹ phẩm
VTCOS tại khu phố 1, phường Phú Tài đạt
giải nhất; 04 Dự án khởi nghiệp gửi Hội LHPN tỉnh tham dự vòng sơ loại cuộc
thi cấp vùng “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024 của
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức, có 01 ý tưởng đạt giải khuyến khích.
Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh cá thể, cơ sở sản xuất,
chế biến sản phẩm còn được tư vấn, hướng dẫn mạnh dạn đăng ký nhãn hiệu, thương
hiệu và tìm kiếm cơ hội kết nối với các công ty, doanh nghiệp có hệ thống phân
phối, bán lẻ để đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Tham gia chương trình mỗi
xã một sản phẩm OCOP nhằm tăng sức cạnh tranh sản phẩm đặc trưng của địa
phương, nâng tầm sản phẩm chất lượng; từ năm 2020, 2021 có 16 sản phẩm của các
doanh nghiệp, hộ kinh doanh do nữ thành lập, quản lý được công nhận và xếp hạng
sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao. Từ đó các chị đã chủ động kết nối
giới thiệu và bán sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội, trưng bày sản phẩm
tại các sự kiện, hội chợ thương mại… Điển hình như sản phẩm Nước mắm “Biển Rạng”
của chị Lê Thị Hồng ở phường Hàm Tiến
(500 lít/1 tháng) và Bánh rế khoai lang “Ruma - Vạn Tài Uyên” của chị Hồ Thị Bạch
Hoàng - ở Đức Nghĩa cũ (200 bịch/1 tháng) được tiêu thụ tại siêu thị Co.op Mart
Phan Thiết; Dừa xiêm của chị Nguyễn Thị Hồng Duyên ở xãThiện Nghiệp tiêu thụ
150 trái/1 tháng tại Khách sạn Bình
Minh; và các sản phẩm như Nước mắm Hải Hương (Mũi Né), Nước mắm Thanh Thủy
(Thanh Hải), hải sản khô Hải Hà (Phú Hài), hải sản khô của Công ty TNHH Thương
Mại Chế Biến Hải Sản Đầm Sen (Đức Thắng); Thanh long (Tiến Thành); nấm Đông
trùng hạ thảo (ở Phong Nẫm) đến với người tiêu dùng địa phương và ngoài tỉnh
như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Lạt, Đồng Nai, Đắc Lắc và một số địa
phương khác với số lượng tiêu thụ hơn 5.000 lít nước mắm, 1.700 kg cá khô, hải
sản; 3,1 tấn thanh long; 1.540 hộp nấm..v..v. trong 1 tháng. Thông qua các hoạt
động này cũng đã vận động thành lập được 02 hợp tác xã/22 thành viên, và 05 tổ
hợp tác/27 thành viên (trong đó có 22 nữ)
Những con số trên đã minh chứng rõ nét cho sự lan tỏa
tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ. Với tinh thần dám nghĩ dám
làm, các sản phẩm do chính phụ nữ làm ra đã có chỗ đứng nhất định không chỉ tại
thị trường trong tỉnh mà còn phổ biến rộng rãi ra tỉnh bạn. Qua đó, các chị
đang từng bước khẳng định bản thân trên mọi lĩnh vực. Sau 7 năm thực hiện, Đề
án đã bước đầu giúp phụ nữ phá vỡ những rào cản về mặt tâm lý cũng như trở ngại
từ bên ngoài để phát huy tiềm năng của bản thân. Đề án 939 đã được cụ thể hóa
và đạt được những kết quả nổi bật, qua đó giúp nhiều chị em mạnh dạn khởi nghiệp,
lập nghiệp, khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ ngày nay. Tất cả đã và đang
góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đô thị
văn minh.
Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp được Hội xác định là
việc làm cần sự bền bỉ, lâu dài. Để đi đến thành công, bản thân phụ nữ đã không
ngừng nỗ lực, duy trì doanh nghiệp hoạt động. Do đó, năm 2025 là năm cuối thực
hiện đề án 939, để tiếp tục quan tâm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, để hội viên hiện
thực hóa ý tưởng khởi sự kinh doanh, sáng tạo và duy trì các ý tưởng khởi nghiệp
thành công, chị Phạm Thị Ngọc Yến – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
Phan Thiết cho biết:
Kiều
Loan