Tuyên truyền điểm mới của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai
Tuyên truyền điểm mới của Nghị định 91/2019/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai
|
|
Thực hiện Công văn số
8871/UBND-VX của UBND thành phố Phan Thiết về việc triển khai thực hiện Nghị định
91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
UBND phường Đức Thắng đã tổ chức
lớp tuyên truyền phổ biến Nghị định 91/2019/NĐ-CP đến cán bộ và nhân dân trên địa
bàn phường được biết về những thay đổi mới của Nghị
định 91/2019/NĐ-CP so với Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính lĩnh vực đất đai.
1. Về bố cục của
Nghị định
Nghị định
91/2019/NĐ-CP có 4 chương, 44 điều tăng 6 điều so với Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
2. Về đối tượng áp
dụng
Nghị định
91/2019/NĐ-CP chia làm 2 nhóm đối tượng, đó là: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư;
cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
(sau đây gọi chung là cá nhân); Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ
chức).
Như vậy, so với Nghị định 91 thì cơ
sở tôn giáo đã được đưa vào nhóm tổ chức chứ không tách riêng thành đối tượng
áp dụng như Nghị định 102.
3. Về giải thích
từ ngữ
- Nghị định 91 đã
mở rộng và nêu cụ thể hành vi lấn đất, theo đó: lấn đất là việc người sử dụng
đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất
sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không
được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
- Đối với hành vi
chiếm đất, bên cạnh việc kế thừa quy định của Nghị định 102, Nghị định 91 đã bổ
sung thêm trường hợp chiếm đất đó là: Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
- Đối với trường
hợp Sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà
không được Nhà nước gia hạn sử dụng, Nghị định 91 bổ sung thêm “trừ trường hợp
hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp”.
- Bổ sung giải
thích từ ngữ đối với hành vi hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình
hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất
hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
4. Về thời hiệu xử
phạt VPHC
Nghị định 91 đã bổ sung quy định về thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 2 năm và xác định rõ
hành vi đang thực hiện và hành vi đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt.
5. Hình thức xử
phạt
– Bổ sung hình
thức xử phạt bổ sung: Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch
nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất.
– Biện pháp khắc
phục hậu quả:
+ Đối với biện
pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm: Nghị
định 91 đã giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để
quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm.
+ Bổ sung biện
pháp buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
+ Buộc sử dụng đất
đúng mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất…
6. Bổ sung điều
khoản xác định số lợi bất hợp pháp
Nghị định 102 có
quy định về buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng không hướng dẫn cách xác
định. Nghị định 91 đã hướng dẫn cụ thể công thức tính số lợi bất hợp pháp trong
trường hợp sử dụng đất sang mục đích khác mà không được cơ quan có thẩm quyền
cho phép; trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm; trường hợp chuyển nhượng, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện; trường hợp cho thuê, cho
thuê lại quyền sử dụng đất không đủ điều kiện…
7. Bổ sung cách
xác định diện tích đất vi phạm
– Trường hợp vi
phạm toàn bộ diện tích thửa đất thì xác định theo diện tích ghi trên giấy tờ về
quyền sử dụng đất.
– Trường hợp
vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
mà đã có bản đồ địa chính thì sử dụng bản đồ địa chính để xác định; trường hợp
không có bản đồ địa chính mà có bản đồ khác đã, đang sử dụng quản lý đất
đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định…
8. Quy định về xử
phạt các hành vi vi phạm
– Bổ sung quy định
xử phạt hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đúng quy định;
sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký
theo quy định, mức phạt lên tới 100 triệu đồng.
– Bổ sung hành vi
lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, mức phạt lên tới 70
triệu đồng. Đối với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng ở khu vực đô thị thì
mức phạt gấp 2 lần ở nông thôn, tức là 140 triệu đồng.
– Bổ sung xử phạt
hành vi hủy hoại đất, với mức phạt tiền lên tới 150 triệu đồng.
– Bổ sung xử phạt
hành vi không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong 12 tháng liên tục, đất trồng
cây lâu năm trong 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong 24 tháng liên tục,
mức phạt tiền lên tới 10 triệu đồng.
– Về mức phạt tiền
trong các hành vi vi phạm thì đều tăng so với Nghị định 102/2014/NĐ-CP.