image banner
Tuyên truyền công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 11 ổ dịch Dại trên động vật (tại thành phố Phan Thiết 10 ổ dịch và huyện Tánh Linh 01 ổ dịch). Trong 02 tháng đầu năm 2025 đã tiếp tục xảy ra 02 ổ dịch Dại trên động vật tại thành phố Phan Thiết. Ngoài ra, theo thống kê của Sở Y tế tỉnh trong năm 2024 đã ghi nhận 10 trường hợp người tử vong vì bệnh Dại tại 07 huyện, thị xã: Hàm Tân (02 người), Hàm Thuận Nam (03 người), Tánh Linh (01 người), La Gi (02 người), Bắc Bình (01 người), Hàm Thuận Bắc (01 người) và 22.516 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại do bị chó, mèo cắn. Từ ngay đầu tháng 02 năm 2025 đã có 01 người tử vong do mắc bệnh Dại tại huyện Hàm Thuận Bắc.rong thời gian tới, nguy cơ bệnh Dại xâm nhập, bùng phát trên địa bàn tỉnh ta là rất cao; nguyên nhân chủ yếu do: Tỉnh ta có tổng đàn chó, mèo tương đối lớn, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng chó thả rông nơi công cộng, không có rọ mõm, xích, không có người dắt còn phổ biến; nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về nuôi chó, mèo và phòng, chống bệnh Dại, tiêm phòng vắc xin Dại còn hạn chế; việc kinh doanh, vận chuyển chó, mèo từ địa phương khác ra, vào địa bàn tỉnh khó kiểm soát; công tác thống kê số lượng chó, mèo tại các địa phương chưa chính xác, không đúng với thực tế, dẫn đến tỷ lệ đàn chó mèo được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại để tạo miễn dịch chủ động đạt tỷ lệ rất thấp, đây là nguyên nhân lớn nhất, tồn tại kéo dài nhiều năm qua, dẫn đến chưa thể xử lý dứt điểm, khống chế và thanh toán được bệnh Dại.

- Về đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại; xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

- Về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, tới cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, lịch tiêm phòng bệnh Dại của các cơ sở, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả và đặc biệt là vận động người dân tự giác chấp hành công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo.

- Thông tin đến người nuôi chó, mèo có trách nhiệm đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với UBND các phường, xã; cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; nếu để chó thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định.

- Thường xuyên phản ánh công tác tổ chức thực hiện và kết quả triển khai “Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo và từng bước khống chế bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2025” của các địa phương trong tỉnh.

anh tin bai
AQ - VHTT
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập