Mô hình phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương
Lượt xem: 2779

(binhthuan.gov.vn) Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2021 – 2025 các tỉnh, thành phố phải xây dựng mô hình thí điểm thực hiện Chương trình OCOP. Để triển khai thực hiện nội dung này, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng mô hình thí điểm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chế biến quy mô nhỏ và vừa theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ của Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ.

Mục tiêu của mô hình là tạo động lực cho các thành viên trong Hợp tác xã yên tâm sản xuất, đồng thời thay đổi phương thức canh tác từ sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, từ đó đem lại môi trường sống trong lành, đảm bảo sức khỏe cho người trồng và người tiêu dùng sản phẩm. Tăng diện tích trồng thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, tạo vùng nguyên liệu đầu vào để phát triển các sản phẩm mới từ thanh long, nâng cao chuỗi giá trị cho cây thanh long; đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để tạo ra các sản phẩm chế biến từ thanh long chất lượng, tăng giá trị sản phẩm; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm chế biến từ thanh long, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, với 12 thành viên, có diện tích canh tác cây thanh long là 35 ha, trong đó có 10 ha thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, 25 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ đã xây dựng nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn HACCP, kết hợp với chuỗi liên kết với 04 Hợp tác xã trong huyện với hàng trăm hộ nông dân trong tỉnh, ký hợp đồng xuất khẩu với các Công ty xuất nhập khẩu tiêu thụ 10.000 tấn thanh long tươi/năm. Năm 2020 quả thanh long ruột trắng của Hợp tác xã được công nhận OCOP 4 sao. Để giải quyết bài toán đầu ra cho quả thanh long tươi khi rớt giá và tăng giá trị cho sản phẩm thanh long, Hợp tác xã đã năng động, đầu tư thiết bị, dây chuyền để chế biến quả thanh long tươi thành nhiều sản phẩm độc đáo, chất lượng. Kết quả, trong năm 2021, sản phẩm “Kem thanh long” và “Rượu đế thanh long” của Hợp tác xã đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm chế biến khác của Hợp tác xã được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2022 và các năm tiếp theo. Hợp tác xã còn có kho tập kết hàng hóa, có kho lạnh bảo quản thanh long với sức chứa 200 tấn, có khu chế biến các sản phẩm từ thanh long và điểm giới thiệu các sản phẩm từ thanh long.

Sau khi mô hình được thực hiện sẽ góp phần tăng diện tích sản xuất thanh long đạt GlobalGAP trên địa bàn tỉnh và là nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng để chế biến nhiều sản phẩm có giá trị. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn sẽ làm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất; tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động nông thôn và tăng thêm thu nhập. Tạo môi trường sản xuất sạch, trong lành đảm bảo sức khỏe cho người nông dân và an toàn cho người tiêu dùng, làm thay đổi tập quán sản xuất của các thành viên hợp tác xã và cộng đồng; đồng thời, giúp hợp tác xã phát triển vững mạnh, có năng lực, đa ngành nghề, dịch vụ; là điểm học tập cho các đơn vị khác, thu hút nhiều hộ dân tham gia Hợp tác xã.

Nguyễn Phương

 

 

 

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1